Pha lê là một dạng thủy tinh silicat kali có trộn thêm một lượng ôxít chì II (PbO) và có thể là cả ôxít bari (BaO) khi người ta sản xuất nó. Ôxít chì được thêm vào thủy tinh nóng chảy làm cho thủy tinh có chiết suất cao hơn và như vậy độ tán sắc ánh sáng cũng cao hơn so với thủy tinh thông thường, nghĩa là trông nó lấp lánh hơn. Sự có mặt của chì cũng làm cho thủy tinh mềm và dễ cắt hơn.
Pha lê là các mặt hàng được sản xuất từ thủy tinh chứa chì này. Thủy tinh pha lê thường chứa từ 12-28% chì, nhưng có thể chứa tới 33% chì. Tại hàm lượng này nó tạo ra độ lấp lánh cao nhất. Hàm lượng chì cao hơn làm cho thủy tinh khó tạo ra các tính chất của pha lê khi thổi. Việc pha thêm ôxít bari chỉ có tác dụng làm tăng chiết suất của thủy tinh.
Một người Anh là George Ravenscroft được coi là đã phát minh ra pha lê vào năm 1676, mặc dù việc pha thêm chì vào thủy tinh đã có từ thời tiền sử tại Ai Cập và Lưỡng Hà.
Pha lê cơ bản là thuỷ tinh nhưng nhờ tinh luyện thì bản chất thay đổi và thanh phần cấu tạo cũng sẽ khác đi như sau :
Thuỷ tinh Silicat khi nung nóng chảy ở nhiệt độ cao được cho thêm lượng oxit chì (PbO) thì sẽ cho ra sản phẩm pha lê. Tuỳ vào nhu cầu sử dụng sản phẩm pha lê mà khi luyện người sản xuất quyết định cho lượng chì phù hợp sẽ cho ra những chất lượng pha lê khác nhau. Pha lê pha chì sẽ cho chiết xuất cao, tạo ra sự tán sắc khi ánh sáng đi qua nên pha lê càng cao cấp thì lượng chì cang nhiều sẽ càng đẹp và người ta gọi pha lê chuẩn là “kim cương nhân tạo”.
Pha lê nặng hơn thủy tinh
Khi gõ vào pha lê âm thanh của nó sẽ vang, thanh do thành phần cấu tạo đặc trưng của nó. Pha lê có chiết suất cao tạo nên độ tán sắc ánh sáng cũng cao hơn so với thủy tinh thông thường
Bảo quản pha lê có nhiều cách:
Dùng cọ, khăn lau quét sạch bề mặt của sản phẩm
Dùng nước ấm và xà phòng rửa nhẹ hoặc có thể dùng giấm tẩy đối với các loại bình đựng hoa lâu ngày sau đó rửa lại bằng nước sạch.